Lò hơi là thiết bị áp lực phức tạp, muốn sử dụng lò hơi hiệu quả và an toàn cần có quy trình chuẩn cụ thể. Quy trình lò hoạt động sản sinh nhiệt lượng rất lớn và nguồn hơi nóng cũng có áp suất rất cao, đòi hỏi người vận hành phải có kỹ thuật và hiểu rõ được quy trình vận hành.
Sau đây, Lò hơi Bách Khoa sẽ thông tin đến bạn đọc chi tiết về quy trình này nhé.
Quy trình vận hành lò hơi
Để đảm bảo cho lò hơi hoạt động an toàn và hiệu quả trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao, khi vận hành cần tuân thủ theo quy trình vận hành lò như sau:
- Chuẩn bị và kiểm tra hạ tầng
- Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ kiện, đường ống trong lò hơi: Thiết bị đo lường, van hơi nóng, đường ống
- Tiến hành vận hành lò hơi theo TCVN sau khi xác nhận đã chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các thiết bị, bộ phận trong hệ thống lò hơi.
- Ngừng lò.
Công tác chuẩn bị cho vận hành lò hơi
Chuẩn bị và kiểm tra hạ tầng:
- Vệ sinh, dọn dẹp xung quanh lò hơi tạo điều kiện thông thoáng trong quá trình vận hành.
- Kiểm tra nguồn nhiên liệu đốt đã sẵn sàng và đầy đủ hay chưa.
- Kiểm tra nguồn nước cấp vào lò hơi có đầy đủ hay không? Nếu thiếu thì cần phải bổ sung trước khi vận hành.
- Kiểm tra mực nước an toàn trong lò hơi. Cần thiết thì phải bổ xung hoặc xả bớt sao cho mực nước này vừa đến vị trí đánh dấu trên ống thủy.
- Dọn dẹp khoang đốt để tạo điều kiện thông thoáng.
Kiểm tra thiết bị phụ kiện đường ống:
- Kiểm tra tình trạng các van hơi nóng. Các van chính phải ở trạng thái đóng, Các loại van phải vận hành tốt, đóng mở dễ dàng.
- Kiểm tra các thiết bị đo lường: đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng. Các thiết bị này có đúng thông số kỹ thuật tương ứng với công suất lò hơi không, có dấu hiệu bị hư hại hay không?
- Kiểm tra đường ống, các mối nối có đúng kỹ thuật, có dấu hiệu bị rò rỉ hay không?
- Điều chỉnh mức xả của van an toàn đến mức thích hợp.
Vận hành lò hơi
Sau khi kiểm tra đầy đủ và các thiết bị đều an toàn thì tiến hành vận hành lò hơi. Quá trình vận hành phải thực hiện thứ tự theo các bước sau:
Khởi động lò
- Bật nguồn điện cho tủ cấp điện chính
- Cấp nhiên liệu đốt vào khoang đốt của lò hơi. Việc này có thể thực hiện bằng tay hay dây chuyền tự động.
- Mở van khóa nước 2 chiều để cấp nước vào lò đến mức thấp nhất
- Xả, hút hết nước đọng
- Kiểm tra – đóng van cấp hơi chính
- Mở van xả khí của lò hơi
- Khởi động quạt hút khói để thổi hết khí đọng trong khoang đốt lò hơi ra
- Khởi động bơm cấp nước
- Mở van hệ thống ống tái tuần hoàn để làm mát bộ hâm nước
- Nhóm lửa lò đốt
- Khởi động quạt cấp khí
- Tính toán để cấp nhiên liệu đốt phù hợp, không bị đứt quãng hay dư thừa
- Khi áp suất hơi trong lò đạt 1 – 1,5 atmosphe chuyển sang giai đoạn vận hành ổn định.
Vận hành ổn định lò hơi
Sau khi khởi động lò hơi và các thông số nhiệt độ, áp suất trong lò ổn định thì tiến hành quy trình vận hành ổn định lò hơi như sau:
- Đóng van xả khí
- Thông rửa ống thủy thường xuyên: Đóng van cấp nước lại và mở van đường hơi chính và van xả ống thủy để thông đường hơi. Sau đó đóng van đường hơi, mở van đường nước. Sau khi đã thông rửa cả 2 đường thì khóa van xả lại
- Mỗi ca làm việc phải xả đáy 1 lần
- Đóng van tái tuần hòa tại bộ phận hâm nước
- Mở 1 phần nhỏ van cấp hơi để sấy mạng đường ống cấp nhiệt trước khi mở cấp hơi hoàn toàn.
- Khi đã vận hành ổn định phải thường xuyên theo dõi các thiết bị đo lường: đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi và có điều chỉnh phù hợp sao cho: duy trì các thông số hơi cấp ổn định theo đúng yêu cầu.
- Theo dõi mức nước trong ống thủy và hoạt động của bộ phận cấp nước
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nước trong bể chứa cấp lò hơi. Khi cần thiết phải bổ sung.
Ngừng lò hơi
Ngưng lò bình thường
Trong điệu kiện lò hoạt động bình thường, sau khi sử dụng xong, chúng ta tiến hành ngừng lò theo các bước sau:
- Giảm lượng nhiên liệu đốt và khí cấp một cách từ từ
- Giảm lưu lượng nước cấp vào
- Giảm hết tải
- Đóng van cấp hơi chính
- Mở van xả khí khoảng 20 – 25 phút sau đó đóng lại
- Khi đốt hết nhiên liệu, lửa trong lò đã tắt thì thực hiện ngừng quạt cấp khí và quạt hút khói, sau đó đóng kín cửa lò lại.
- Sau khi ngưng lò, đợi khoảng 24h để nước hạ nhiệt xuống dưới 700 độ C thì tiến hành xả nước trong lò. Tuyệt đối không được xả nước xuống dưới mức thấp trên ống thuỷ khi lò còn ở 700 độ C trở lên.
Ngưng lò khẩn cấp
Trong trường hợp đang vận hành mà lò có xảy ra sự cố, chúng ta phải tiến hành ngừng lò khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho con người và lò hơi theo quy trình:
- Bấm chuông báo động
- Ngừng cấp nhiên liệu và tắt quạt gió
- Đóng van cấp hơi chính
Các trường hợp cần ngưng lò khẩn cấp gồm:
- Lò cạn nước nghiêm trọngLò đầy nước nghiêm trọng.
- Ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, ống thủy vỡ.
- Tường lò đổ vỡ, bốc lửa cháy ở đuôi lò.
- Ống thủy bị nghẹt nên không thấy mực nước trong lò.
- Các đồng hồ chỉ thị bị hỏng.
Sự cố cháy đuôi lò:
- Sự cố: nhiệt độ không khí sấy tăng quá định mức từ 20-30 độ C hay nhiệt độ khói qua bộ hâm nước tăng quá định mức từ 20-30 độ C.
- Cách xử lý: tắt tất cả các quạt gió, thổi hơi bão hoà vào bộ hâm và bộ sấy không khí.
Qua bài viết trên, Lò hơi Bách Khoa đã giúp bạn hiểu và nẵm rõ được quy trình vận hành lò hơi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nếu bạn còn có thắc mắc gì về thông tin trên hoặc nhu cầu về lò hơi, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline nhé!