Hiện nay nhu cầu sử dụng nhiệt để phục vụ quy trình công nghệ sản xuất trong các nhà máy sản xuất đang có nhu cầu cao. Thông thường, nhiệt này được sản xuất và phân phối thông qua việc sử dụng hệ thống lò hơi. Mặc dù nồi hơi là một trong những thiết bị gia nhiệt công nghiệp phổ biến nhất nhưng trên thực tế thì lò dầu tải nhiệt lại là lựa chọn tối ưu hơn trong nhiều trường hợp và ứng dụng.
Lò dầu tải nhiệt là gì?
Lò dầu tải nhiệt hay còn gọi là lò dầu truyền nhiệt, là loại lò sử dụng buồng đốt kiểu ghi xích để đốt nhiên liệu. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu để gia nhiệt cho dầu truyền nhiệt, nhiệt độ dầu sau gia nhiệt có thể lên đến 400 độ C. Dầu sau gia nhiệt sẽ được đưa đến các thiết bị sử dụng nhiệt trong sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, trong công nghiệp, lò dầu tải nhiệt chỉ phù hợp cho các hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp, nghĩa là dầu là môi chất tải nhiệt, nhận nhiệt từ buồng đốt. Dầu sẽ nhả nhiệt tại các thiết bị trao đổi nhiệt để sản xuất công nghiệp. Dầu sau khi thực hiện nhiệm vụ trao đổi nhiệt tại thiết bị tiêu thụ sẽ được đưa về buồng đốt nhận nhiệt để thực hiện chu trình truyền nhiệt tiếp theo. Như vậy quá trình nhận nhiệt và truyền nhiệt là một hành trình khép kín của dầu trong hệ thống.
Đặc điểm cấu tạo
Đặc tính kỹ thuật lò dầu tải nhiệt
- Chế tạo theo tiêu chuẩn: tiêu chuẩn ASME và TCVN
- Kiểu lò: kết cấu ống xoắn ruột gà, thân trụ đặt đứng hoặc nằm, tuần hoàn cưỡng bức
- Cấu trúc của lò hơi : Buồng đốt
- Công suất: 300 kCal/h - 15.000.000 kCal/h
- Áp suất: 6- 15 bar
- Thông số hơi: Hơi bão hòa hoặc quá nhiệt
- Nhiên liệu đốt: Than cám, củi cây, củi trấu,vv.
- Chất lỏng truyền nhiệt: dầu lỏng hoặc dầu bay hơi
- Hiệu suất cao: 85 ~ 95%
- Điều khiển: Tự động, bán tự động.
Cấu tạo lò dầu tải nhiệt
Hệ cấp liệu: được thiết kế hoạt động tự động hoặc bán tự động. Bộ phận có các thiết bị nhỏ như xe múc, phễu nhiên liệu, vít tải… với chức năng tự động cấp nhiên liệu cho lò tải nhiệt.
Buồng đốt- thân lò: được thiết kế với chức năng đốt nhiên liệu một cách triệt để và sau đó hấp thụ nhiệt một cách tốt nhất để cho quá trình sinh nhiệt.
Bộ thu hồi nhiệt gió: có chức năng tận dụng tối đa nguồn nhiệt từ khói thải, trong nguyên lý lò dầu tải nhiệt thì điều này giúp làm tăng hiệu suất làm việc.
Lò dầu tải nhiệt thân đứng
Hệ thống lọc bụi: hệ thống lọc bụi Cyclone với khả năng lọc bụi khô lên đến 99%. Hệ thống còn có thể sử dụng hệ thống lọc bụi túi để đảm bảo cho khói thải trong quá trình hoạt động của lò có thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe đã được quy định.
Quạt hút và ống khói: có nhiệm vụ hút đẩy khói thải sau khi đã được lọc qua hệ thống lọc bụi ra ngoài môi trường.
Nguyên lý hoạt động
Nhiên liệu được đưa vào buồng đốt và đốt trong buồng lửa sinh nhiệt, gió được cấp từ dưới ghi để cấp oxy cho buồng đốt.
Sản phẩm cháy (khói) và ngọn lửa trao đổi nhiệt (chủ yêu bằng bức xạ) cho cụm ống trao đổi nhiệt 1 gia nhiệt cho dầu chuyển động cưỡng bức (nhờ bơm dầu) bên trong ống làm dầu nóng lên, khói sau khi trao đổi nhiệt ở cụm ông trao đổi nhiệt 1 quay trở về pass 1 (là khoảng cách giữa cụm ông trao đổi nhiệt 1 và cụm ống trao đổi nhiệt 2) lần nữa khói trao đổi nhiệt cho cả 2 cụm ống, sau đó khói về pass 2 là khe hẹp giữa mặt ngoài cụm ông trao đổi nhiệt 2 và vách lò.
Dầu sau khi nhận nhiệt của khói nóng lên và đi ra ngoài đến thiết bị sử dụng nhiệt.
Khói sau khi trao đổi nhiệt, thì nhiệt độ sẽ giảm xuống và thoát ra ngoài nhờ lực hút của quạt hút, khói sau khi ra khỏi lò có nhiệt độ cao nên phía sau lò ng ta lắp thêm bộ sấy không khí để thu hồi nhiệt khói thải.
Khỏi thải sau khi qua bộ sấy sẽ đi vào hệ thống xử lý bụi như cyclo và hệ thống lọc bụi túi vải hoặc lọc bụi ướt.
Khói sạch sau khi được xử lý sẽ theo ống khói đi ra ngoài
Ưu điểm, nhược điểm của lò dầu tải nhiệt
Ưu điểm
- Đốt đa nhiên liệu và chuyển đổi/ kết hợp linh hoạt giữa các loaị nhiên liệu: vỏ trấu, gỗ băm, dăm gỗ xay, viên nén, than cám, mùn cưa, dăm bào, bã mía, vỏ điều, vỏ cây, vv.
- Lò dầu tải nhiệt dạng nằm ngang có diện tích ống trao đổi nhiệt lớn, thời gian bù nhiệt cho hệ thống nhanh và có khả năng duy trì ổn định nhiệt độ của dầu.
- Cấu tạo hệ thống theo dạng modul liên kết, giúp quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện và tiết kiệm rất nhiều thời gian. vận hành dễ dàng, chi phí bảo trì thấp, không tiêu tốn hóa chất xử lý.
- Nhiệt độ dầu làm việc có thể lên đến 300 độ C với áp suất thấp, phù hợp với các hệ thống sử dụng nhiệt độ cao,
- Không gây ăn mòn ống trao đổi nhiệt trong lò dầu, tuổi thọ lò dầu sẽ cao hơn.
- Lò dầu tải nhiệt được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và được dùng để thay thế lò hơi công nghiệp vì lò dầu tải nhiệt có thể cung cấp được nhiệt độ cao.
Nhược điểm
- Chi phí cho dầu truyền nhiệt khá cao
- Lò tầng sôi chỉ đốt hiệu quả với các nhiên liệu có kích thước nhỏ và đồng đều.
Ứng dụng
Lò dầu tải nhiệt được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: cao su, gang tay, nhựa, dệt nhuộm, may mặc, gỗ công nghiệp, vv.
Trên đây là những thông tin liên quan đến lò dầu tải nhiệt. Khi bạn có nhu cầu về lắp đặt, sử dụng lò dầu tải nhiệt, hãy liên hệ với Công ty TNHH năng lượng nhiệt Bách Khoa để có được sản phẩm tốt nhất.