Sinh khối hay còn gọi là Biomass, là một loại vật liệu có nguồn gốc từ sinh vật, thực vật, như phế phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp (Rơm, bã cây, lá khô, vụn gỗ, giấy vụn,... ). 

Từ rất lâu trong lịch sử, con người đã sử dụng đến nguồn nhiên liệu sinh khối này như dùng củi và cỏ khô để đốt lửa sưởi ấm, đun nấu. Ngày nay, nguồn nhiên liệu này đang được dùng để tạp ra điện năng hoặc tạo ra nguồn nhiệt phục vụ đời sống sản xuất.

Nhiên liệu sinh khối- biomass là gì?

Sinh khối là nguồn nhiên liệu tái tạo và đang là một trong những nguồn năng lượng quan trọng tại nhiều quốc gia. Việc sử dụng sinh khối trong sản xuất nhiệt và điện giúp giảm việc phát thải carbon dioxide (CO2), từ đó bảo vệ môi trường và hạn chế sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Nhiên liệu sinh khối
Nhiên liệu sinh khối

Sinh khối- nhiên liệu “tương lai” của công nghiệp

Với sự khủng hoảng nhiên liệu đang dần trở thành mối đe dọa cho các quốc gia có nền công nghiệp là nguồn lực chủ yếu, các nhiên liệu hóa thạch như than đá đang ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, sau nhiều năm tận dụng nguồn nhiên liệu này, vấn đề môi trường đang trở nên cấp thiết hơn cả.

Chính vì vậy, Sinh khối ra đời như một giải pháp thay thế hữu hiệu, được kỳ vọng là “tương lai” mới cho ngành công nghiệp.

Sinh khối là nguồn nhiên liệu tồn tại đa dạng từ phụ phẩm nông - lâm nghiệp như trấu, bã mía, mùn cưa gỗ, dăm bào... Chính vì được tạo thành chủ yếu từ thực vật và thảm thực vật tái sinh tự nhiên nên Biomass được coi như là một nguồn tài nguyên tái tạo thân thiện với môi trường.

Trong ngành lò hơi công nghiệp, Sinh khối (Biomass) được sử dụng như một chất đốt tạo ra nguồn năng lượng dồi dào. Năng lượng nhiệt được giải phóng từ quá trình đốt Biomass sau đó có thể tận dụng để phát điện.

Ngoài ra, Biomass còn được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các lò hơi chuyên biệt để đảm bảo nhiên liệu cháy kiệt cũng như giúp hạn chế các khí thải độc hại ra môi trường như: Cacbon, Metan…

Ứng dụng và xu hướng thay thế nhiên liệu hoá thạch của biomass

Ứng dụng

Chúng ta có thể thấy rằng, nguồn nhiên liệu sinh khối đã tạo ra nguồn năng lượng phục vụ con người rất nhiều từ đời sống hàng ngày đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Trong đời sống con người: Nhiên liệu Sinh khối được chuyển thành dạng lỏng và giúp cho nhiều động cơ đốt trong hay ứng dụng trực tiếp cho các hoạt động có mức quy mô không lớn trong việc cung cấp năng lượng.

Trong sản xuất công nghiệp: Nhiên liệu Biomass được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các lò hơi giúp hàng trăm doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể cũng như giúp góp phần không hề nhỏ trong việc bảo vệ môi trường khỏi lượng khí thải không tốt từ các nguyên liệu khác gây ra.

Lò hơi đốt biomass
Lò hơi đốt biomass

Xu hướng thay thế nhiên liệu hoá thạch của sinh khối

Nhờ việc sở hữu những ưu điểm vượt trội, Sinh khối có thể giải quyết những vấn đề đến từ nguồn nhiên liệu hóa thạch cũ. Đó cũng chính là lý do mà các doanh nghiệp đang dần chuyển sang sử dụng nhiên liệu Sinh khối để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Trước hết, vì được tạo ra chủ yếu từ thực vật nên việc sử dụng Biomass được coi là cách thức hoàn hảo để doanh nghiệp tận dụng và “khai thác” những phụ phẩm nông- lâm nghiệp như rơm, mùn cưa, gỗ vụn,... Đồng thời, việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo như Biomass cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho môi trường.

Tiếp đó, Sinh khối cũng sẽ tạo ra những nguồn năng lượng sạch như hơi và nhiệt để ứng dụng trong công nghiệp. Những nguồn năng lượng được tạo ra từ Biomass cũng đem lại hiệu quả không hề thua kém việc dùng than đá. Như vậy, Sinh khối vừa đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng sạch cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Biomass được coi là một nguyên liệu lâu dài khi có thể tái tạo tuần hoàn và liên tục bằng cách trồng rừng, khác với những loại nguyên liệu không tái tạo như than đá.

Thêm vào đó, chi phí đầu tư cho nhiên liệu Sinh khối- Biomass ít hơn nhiều so với than đá, nhưng hiệu quả năng lượng vẫn không đổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoảng ngân sách không nhỏ dành cho chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, nhiên liệu Sinh khối cháy tương đối chậm và cần nhiều không gian đốt cháy nên cần thiết kế hệ thống lò hơi sử dụng công nghệ phù hợp.

Tiềm năng của năng lượng sinh khối ở Việt Nam

Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 150 triệu tấn các loại nhiên liệu sinh khối này mỗi năm. Việc làm này không chỉ giúp giảm bớt các chất thải ra môi trường mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Dưới đây là 1 số bảng thống kê về tiềm năng năng lượng sinh khối có thể khai thác hàng năm từ nguồn gỗ và phụ phẩm nông, lâm nghiệp Việt Nam của Viện Năng lượng (năm 2016):

Bảng 1 – Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng
Bảng 1 – Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng
Bảng 2: Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp
Bảng 2: Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Các loại nhiên liệu sinh khối
Các loại nhiên liệu sinh khối

Như vậy, với tiềm năng khai thác sinh khối từ gỗ và phụ phẩm nông, lâm nghiệp của Việt Nam hàng năm từ 80 triệu tấn đến 100 triệu tấn. Nếu sử dụng có hiệu quả và chủ động phát triển nguồn năng lượng này với lợi thế tiềm năng của 1 nước có khí hậu nhiệt đới, sẽ không những đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của đất nước, tăng thêm nguồn thu qua việc xuất khẩu nhiên liệu biomass, mà còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

Trên đây là những thông tin mà Lò hơi Bách Khoa giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn  nhiên liệu tái tạo Sinh khối- Biomass, cũng như những ứng dụng thực tế từ nhiên liệu này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về sử dụng nguồn nhiên liệu này cho lò hơi, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline công ty để được tư vấn nhanh nhất.