Điện sinh khối (Biomass power) là nguồn điện được sản xuất từ nguồn nhiên liệu sinh khối (Biomass). Sinh khối có thể chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua các dây chuyền sản xuất điện bằng một số phương pháp như đốt trực tiếp, khí hóa, nhiệt phân, phân hủy kỵ khí. Các phương pháp khác nhau sẽ sử dụng các loại sinh khối khác nhau.
Trong tự nhiên, sinh khối là tất cả các loại cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo, các loại thực vật hoặc những bã nông, lâm nghiệp như rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ, giấy vụn, vien gỗ nén,… hay metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Cách tạo ra điện từ nhiên liệu sinh khối
Đốt trực tiếp sinh khối
Cách đơn giản nhất để chuyển sinh khối thành điện đó là đốt trực tiếp sinh khối - đây cũng là phương pháp mà hầu hết các nhà máy điện sinh khối áp dụng.
Họ đốt sinh khối trực tiếp để tạo ra hơi nước áp suất cao, điều khiển máy phát tuabin để tạo ra điện. Thông thường, các nhiên liệu sinh khối từ gỗ như viên nén gỗ, dăm gỗ, mùn cưa được sử dụng trong trường hợp này.
Khí hoá sinh khối
Một bộ khí hóa sinh khối lấy sinh khối khô như chất thải nông nghiệp (bã ngô, rơm... ), trong điều kiện không có oxy và nhiệt độ cao sẽ tạo ra khí tổng hợp (CO + H2), còn được gọi là nhiệt phân sinh khối. Quá trình khí hóa biến sinh khối ướt (như chất thải thực phẩm hay phân chuồng) thành khí metan (CH4) trong bể phân hủy.
Cả khí metan và khí tổng hợp có thể được sử dụng trong động cơ khí hoặc tuabin khí để sản xuất điện.
Pin nhiên liệu
Cách thứ 3 để sản xuất điện sinh khối đó là sử dụng pin nhiên liệu. Nếu chúng ta có khí sinh học/khí tổng hợp sinh học với độ tinh khiết đủ cao, chúng ta có thể sử dụng pin nhiên liệu để sản xuất điện sinh học. Các tế bào nhiên liệu bị phá vỡ nhanh chóng nếu khí chứa tạp chất. Hiện tại thì phương pháp này chưa được thương mại hóa.
Các nhiên liệu sinh học như ethanol, dầu diesel sinh học và dầu sinh học cũng có thể được sử dụng để sản xuất điện trong hầu hết các loại máy phát điện được chế tạo cho xăng hoặc dầu diesel.
Lợi ích đối với môi trường khi sử dụng điện sinh khối
Khác với các nguồn điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch như dầu khí hay than đá, điện sinh khối là dạng năng lượng có thể tái tạo được và có trữ lượng lớn nên được đánh giá là một trong những nguồn năng lượng của tương lai.
Điện sinh khối bằng cách sử dụng chất thải làm nhiên liệu trong nhà máy năng lượng xanh. Điều này sẽ giảm gánh nặng chất thải hoặc phân hủy gây ô nhiễm. Năng lượng sinh khối không đe dọa đến rừng.
Việc chặt phá rừng với mục đích lấy gỗ tạo ra điện xanh không còn hiệu quả về mặt kinh tế. Nhiên liệu kinh tế hiệu quả duy nhất tại các cơ sở sản xuất sinh khối từ sản phẩm từ chất thải gồm xây dựng, phá dỡ, gỗ phế thải từ các ngành công nghiệp khác.
Tiềm năng điện sinh khối của Việt Nam
Trong bối cảnh ngày càng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và giá dầu thế giới có sự biến động không ngừng, khả năng đáp ứng trở thành thách thức lớn. Và nguồn nhiên liệu sinh khối được xem là nguồn nhiên liệu “tương lai” của các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất điện.s
Theo các số liệu thống kê thì Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng điện sinh khối lớn hiện nay với lượng chất thải từ nông nghiệp, rác, nước thải đô thị lớn và phân bổ khắp trên toàn quốc. Hằng năm, tại Việt Nam có khoảng 100 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp tuy nhiên chỉ 40% trong số đó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho hộ gia đình và sản xuất điện.
Bên cạnh đó, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam rất thích hợp để phát triển nông nghiệp và trồng rừng, một trong những nguồn năng lượng sinh khối lớn hiện nay. Tuy chưa phát triển mạnh nhưng hiện nay tại nước ta cũng đã có một số dự án nhà máy điện sinh khối được triển khai và đi vào hoạt động.
Ước tính đến năm 2030 và 2050, tổng tiềm năng năng lượng sinh khối lần lượt đạt 113 triệu MWh và 120 triệu MWh. Đến năm 2030, năng lượng sinh khối trên cả nước sẽ tăng khoảng 1,9%/năm.
Ở Việt Nam, có một số nhà máy điện sinh khối đã đi vào hoạt động như:
- Nhà máy điện sinh khối Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với công suất 40MW và sản lượng điện là 331,5 triệu kWh/năm.
- Nhà máy nhiệt điện sinh khối tại khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc với công suất 19 MW, cung cấp hơi nước 70m3/giờ.
- Nhà máy điện sinh khối đốt trấu tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc 2 (Cần Thơ) với công suất 20 tấn hơi/giờ.
- Nhà máy điện sinh khối của công ty TNHH Công nghiệp KCP (Phú Yên) có công suất 60MW cũng đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia từ năm 2017.
- Nhà máy An Khê có công suất 95 MW Điện sinh khối được xây dựng tại tỉnh Gia Lai
- Tại Khánh Hòa cũng được xây dựng nhà máy Đường Khánh Hòa có công suất 60 MW
- Nhà máy Điện sinh khối KCP – Phú Yên đạt công suất 30 MW.
- Nhà máy điện sinh khối mía đường Tuyên Quang, công suất 25 MW, tỉnh Tuyên Quang.