Trong dây chuyền sản xuất găng tay, công nghệ sấy là giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm găng tay đầu ra cho toàn bộ dây chuyền. Bài viết sau sẽ giới thiệu chi tiết để bạn hiểu rõ hơn công nghệ sấy găng tay trong các nhà máy sản xuất găng tay công nghiệp.
Các giai đoạn sấy trong quá trình sản xuất găng tay
Trong quy trình sản xuất găng tay công nghiệp, sẽ trải qua các giai đoạn sử dụng các công nghệ sấy để sấy các giai đoạn sau:
Sấy khô khuôn: sau khi khuôn qua bồn nước nóng, khuôn gốm ướt sẽ được đưa qua buồng sấy để làm khô. Quy trình sấy khoảng 10-20 phút đủ để làm khô bề mặt và ráo nước và băng chuyền sẽ đưa khuôn sứ sang công đoạn tiếp theo.
Sấy đông kết: khuôn tiếp tục được đưa qua máy sấy để làm khô sau khi nhúng đông kết. Quá trình làm khô này giúp lớp đông kết bám dính trên bề mặt khuôn và rất quan trọng cho bước tạo hình găng tay tiếp theo.
Sấy tiền lưu hóa: tiếp theo là bước làm khô găng tay. Nhiệt độ có thể điều chỉnh trước đảm bảo rằng găng tay được làm khô một phần, giúp các bước sau như khử kiềm và tạo đường viền dễ dàng hơn. Nếu găng tay không đủ khô, chúng sẽ bong ra khi khử kiềm, dẫn đến việc gấp mép kém.
Tiếp tục qua công đoạn sấy lưu hóa, bắt đầu quá trình lưu hóa cao su: nhiệt độ quy định từ 110 độ C – 140 độ C. Tùy tốc độ chuyền và thời gian ủ mủ mà giữ nhiệt cho thích hợp, các thông số nhiệt đối với quá trình lưu hóa là vô cùng quan trọng, khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng lượng lưu huỳnh hóa hợp cũng như tăng đáng kể tốc độ lưu hóa. Khi sự lưu hóa “chưa tới mức” hay “lưu hóa quá mức” đều làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của sản phẩm (đặc biệt nhất là độ chịu kéo đứt và độ dãn kéo căng), ngoài ra còn làm tuổi thọ sản phẩm bị giảm.
Qua tủ sấy cuối: Sấy khô
Công nghệ sấy khô găng tay
Sấy đối lưu (nhiệt nóng) là công nghệ sấy phổ biến nhất được áp dụng trong các máy sấy găng tay, là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là không khí nóng, khói lò.
Nguyên lý hoạt động: là sự chuyển động của luồng không khí dùng làm tác nhân sấy. Không khí nóng, được tạo ra bằng cách này hay cách khác chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy, tiếp xúc với bề mặt vật cần sấy, làm cho hơi ẩm có trong vật bốc hơi, rồi chuyển động ra ngoài theo chính luồng không khí đó.
Luồng khí nóng này có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc vuông góc với chiều chuyển động của sản phẩm trong buồng sấy. Sấy đối lưu có thể được thực hiện từng phần hoạc thực hiện liên tục tùy vào nhu cầu sử dụng. Do đó, các thành phẩm sau sấy cũng có thể được chuyển ra khỏi buồng sấy theo từng đợt (mẻ), hoặc liên tục đưa vào bằng hệ thống băng chuyền chuyển động liên tục.
Đặc điểm của công nghệ sấy đối lưu:
Đối với quá trình sấy bất kỳ một sản phẩm nào đi nữa, 2 vấn đề cần được quan tâm nhất chính là chất lượng sản phẩm sấy và chi phí dành cho việc lắp đặt, vận hành của máy sấy. Trong đó, yếu tố chi phí dành cho năng lượng đốt chính là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thành phẩm, tác động lớn nhất đến hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường.
Để chọn được một loại máy sấy phù hợp nhất cho mình, bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố có tác động đến việc tiêu hao năng lượng và tìm cách giảm thất thoát xuống thấp nhất có thể. Các yếu tố có tác động đến việc tiêu hao nhiệt lượng ra bên ngoài trong phương pháp sấy đối lưu thường là:
- Vật liệu cấu tạo buồng sấy và hệ thống ống dẫn khí.
- Chất lượng của bộ trao đổi nhiệt trong hệ thống sấy, một bộ trao đổi nhiệt hoạt động hiệu quả sẽ thu hồi nhiệt tối đa từ không khí thoát ra và dùng lượng nhiệt đó để đun nóng tiếp luồng không khí mới vào.
- Cân nhắc dùng các công nghệ khác phối hợp với sấy đối lưu như sấy tấng sôi, sấy phun…để giảm chi phí năng lượng.
- Giảm độ ẩm tới mức thấp nhất khi sấy các dung dịch hoặc huyền phù để làm giảm chi phí.
Ưu điểm của công nghệ sấy găng tay đối lưu chính là tốc độ sấy khá cao, năng lượng dùng hợp lý, sản phẩm sấy ít bị co ngót, hư hỏng hoặc biến dạng.
Cấu tạo chung của buồng sấy
Buồng sấy là không gian thực hiện quá trình sấy khô vật liệu. Đây là bộ phận quan trọng nhất của một hệ thống, thiết bị sấy. Tùy theo phương pháp sấy, loại thiết bị sấy mà buồng sấy có dạng khác nhau. Ví dụ thiết bị sấy nguồn, bộ phận buồng sấy có thể nhỏ như một cái tủ, có thể lớn như một căn phòng.
Trong thiết bị sấy hầm, buồng sấy là một buồng có chiều dài lớn như một đường hầm (tuynen). Trong thiết bị sấy phun, buồng sấy là một buồng hình trụ đứng hay nằm ngang. Trong thiết bị sấy khí động, buồng sấy là một ống hình trụ để đứng, có chiều cao lớn.
Bộ phận cung cấp nhiệt cho thiết bị sấy
Tùy theo hệ thống sấy khác nhau, bộ phận cung cấp nhiệt cũng khác nhau. Ví dụ, trong thiết bị sấy bức xạ, bộ phận cung cấp nhiệt khá đơn giản, có thể là các đèn hồng ngoại, các ống dây điện trở, hay các tấm bức xạ gia nhiệt bằng chất lỏng hay khí đốt.
Thiết bị sấy đối lưu dùng mỗi chất sấy là không khí, chất tải nhiệt là hơi nước thì bộ phận cấp nhiệt là calorife khí – khói.
Bộ phận thông gió và tải ẩm cho thiết bị sấy
Bộ phận này có nhiệm vụ tải ẩm từ vật sấy vào môi trường. Khi sấy bức xạ việc thông gió còn có nhiệm vụ bảo vệ vật sấy khỏi quá nhiệt.
Bộ phận cấp vật liệu và lấy sản phẩm từ buồng sấy
Bộ phận này cũng khác tùy thuộc vào loại thiết bị sấy. Trong thiết bị sấy buồng và hầm vật liệu sấy để trên các khay đặt thành tầng trên các xe goòng.
Việc đẩy xe vào và lấy ra có thể bằng thủ công hay cơ khí. Trong thiết bị sấy hầm dùng băng tải, vật liệu được đưa vào và lấy ra khỏi hầm bằng băng tải. Trong thiết bị sấy phun, vật liệu đưa vào bằng bơm qua vòi phun. Sản phẩm được lấy ra dưới dạng bột bằng các tay gạt và vít tải.
Bộ phận đo lường, điều khiển thiết bị sấy
Bộ phận này có nhiệm vụ đo nhiệt độ, độ ẩm tương đối của môi chất sấy tại các vị trí cần thiết và đo nhiệt độ khói lò. Tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm môi chất vào thiết bị nhằm duy trì chế độ sấy theo đúng yêu cầu.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn công nghệ sấy găng tay trong các nhà máy sản xuất găng tay cao su công nghiệp. Mọi nhu cầu về thông ti công nghệ này hay máy sấy công nghiệp, hãy liên hệ tới Lò hơi Bách Khoa nhé!