Với sản lượng lớn hàng năm từ nông nghiệp, để nâng cao chất lượng sản phẩm và không bị phụ thuộc vào thời tiết như phương pháp phơi thủ công thì việc sấy nông sản là việc làm cần thiết.
Để sấy được số lượng nông sản lớn cùng lúc cũng như đảm bảo được chất lượng đồng đều, chúng ta cần có hệ thống máy sấy nông sản công nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp sấy nông sản công nghiệp, hãy cùng Lò hơi Bách Khoa tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Sấy nông sản là gì?
Sấy nông sản là sử dụng công nghệ sấy làm khô nông sản, là một trong những phương pháp làm khô nông sản đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam. Mục đích của sấy nông sản là nhằm giữ cho sản phẩm được lâu mà không bị ảnh hưởng chất lượng bởi môi trường. Công nghệ này sử dụng chủ yếu sức nóng của nhiệt để nung nóng cho nước bốc hơi và dùng hơi nước bốc lên rồi thông qua ống dẫn làm khô các sản phẩm, đặc biệt là nông sản trong sản xuất nông nghiệp.
Phương thức này được đưa vào dây chuyền sản xuất cho mọi loại thực phẩm, nguyên liệu được người dùng sử dụng phổ biến. Song kèm đó, cũng tùy thuộc và mỗi loại nguyên liệu có đặc tính khác nhau mà áp dụng những phương pháp sấy khô khác nhau. Hệ thống thiết bị sấy nông sản được ứng dụng rộng rãi bởi hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại.
Các phương pháp sấy nông sản được ứng dụng phổ biến
Sấy chân không đông lạnh FD (Sấy thăng hoa)
Sản phẩm được tách khỏi nước và làm khô ở nhiệt độ môi trường để sấy rất thấp, khoảng từ -45 độ C đến 40 độ C, buộc phải có độ chân không cao. Từ đó, độ ẩm trong vật liệu sấy đóng băng và bay hơi ra chuyển từ trạng thái rắn thành khí không qua dạng lỏng. Với nhiệt độ này thì giá trị dinh dưỡng trong thành phẩm hầu như được bảo quản nguyên vẹn. Sử dụng từ trường và điện trường để kiểm soát kích thước tinh thước tinh thể trong quá trình đông lạnh. Giảm chu trình và kiểm soát áp suất hiệu quả.
Sấy bằng hơi nước công nghiệp
Đây là hệ thống thiết bị có dạng tự động hoặc bán tự động. Tường được xây hẳn bằng gạch và bê tông hoặc hệ thống vách nhôm. Nguyên lí hoạt động của của công nghệ này này cực kỳ đơn giản: dùng nhiệt độ để đốt nóng nước và dùng nhiệt của hơi nước để sấy sản phẩm. Các bộ phận chính của hệ thống này bao gồm:
- Bộ phận phát nhiệt (nồi hơi)
- Truyền nhiệt (calorife)
- Phân tán nhiệt ( quạt )
Công nghệ sấy đối lưu
Có thể nói phổ biến nhất của tất cả các loại thiết bị được ứng dụng vào làm máy sấy đó là sấy đối lưu hay còn gọi cách khác là sấy đối lưu hoàn toàn khí nóng. Nguyên lí hoạt động đặc trưng của loại máy này là sự chuyển động của luồng không khí dùng làm tác nhân sấy. Không khí nóng có thể tạo ra bằng nhiều cách ,chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy, tiếp xúc với bề mặt cần sẩy làm cho hơi ẩm trong vật bốc lên sau đó chuyển động ra ngoài theo luồng khí đó.
Sấy đối lưu có thể thực hiện thành từng phần hoặc liên tục tùy theo nhu cầu. Sau đó thành phẩm cũng sẽ được chuyển ra khỏi buồng theo đợt (mẻ) hoặc theo chuyển động băng chuyền liên tục.
Cân nhắc dùng các phương pháp khác phối hợp với sấy đối lưu như sấy tầng sôi hay sấy phun để giúp giảm chi phí năng lượng.
Ưu điểm: Tốc độ hoạt động khá cao, năng lượng hoạt động tốt, thành phẩm ít bị co ngót, hư hỏng, hoặc bị biến dạng. Tuy nhiên đi kèm chúng là độ ẩm cuối cùng không cao.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp sấy được sử dụng như:
Sấy chân không: sử dụng nhiều chế độ gia nhiệt, gia nhiệt bằng bức xạ hồng ngoại. thường dùng sấy cà phê hoà tan, sữa bột, vv.
Sấy tầng sôi: Cải thiện chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cơ học tạo ra tầng sối như khuấy đảo, tạo các dao động, xung động, vv. Sử dụng giải pháp truyền nhiệt trực tiếp, thường dùng sấy những loại đậu, rau củ dạng mỏng hay dạng hạt.
Phương pháp sấy phun: Bổ sung thêm khí ,cải tiến lại thiết kế buồng sấy để tránh tình trạnh bị bám dính vào thành buồng sấy. Dùng giải pháp tạo sương bằng sóng siêu âm và sử dụng hơi quá nhiệt. Áp dụng cho các sản phẩm cần sấy dạng lỏng hoặc huyền phù.
Phương pháp sấy khây tĩnh: Hệ thống phân phối khí được thiết kế đảm bảo sự đồng nhất trong nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân sấy giúp cải thiệu hiệu quả truyền nhiệt.
Bao gồm các phương thức sấy: sấy tiếp xúc, sấy bằng tia hồng ngoại, dùng dòng điện cao tần, sấy lạnh, thùng quay.
Công nghệ sấy mới bằng lò vi sóng:
Công nghệ sấy bằng vi sóng có thể giúp tiết kiệm năng lượng tiêu hao xuống tới 30%, nâng cao hiệu quả sấy gấp 40 lần và giảm giá thành cạnh tranh xuống thấp hơn so với giá truyền thống.
Dụng cụ sấy nông sản hiệu quả
Các sản phẩm máy sấy nông sản trên thị trường hiện này chủ yếu chia thành 2 nhóm chính, các loại máy sấy nông sản thiết kế sẵn với các mức công suất khác nhau cho những yêu cầu sử dụng khác nhau. Và nhóm các máy sấy nông sản được thiết kế riêng cho từng nhu cầu đặc thù khác nhau.
Trong nhóm máy sấy nông sản thiết kế sẵn ta có máy sấy dân dụng và máy sấy công nghiệp.
Máy sấy dân dụng (hay còn gọi là máy sấy gia đình): Thường là dòng máy sấy nhiệt độ thấp, từ 80 độ C trở xuống. Các loại máy sấy dân dụng được thiết kế đơn giản, thường có thể tích từ 100l trở lên, phù hợp sấy nông sản, thủy hải sản, dược liệu, vv. Máy sấy dân dụng hoạt động tự động, chi phí lắp đặt thấp, công suất thấp nhưng độ ổn định khá cao. Cách sử dụng cũng tương đối đơn giản, phù hợp cho nhiều loại hình kinh doanh.
Máy sấy công nghiệp: Thường được lắp đặt sẵn và có một số loại được thiết kế theo yêu cầu, chủ yếu dùng phục vụ cho các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, thức ăn cho gia súc, các loại nông lâm hải sản và các ngành công nghiệp khác. Đặc điểm của các máy sấy công nghiệp là hiệu suất cao, công suất lớn, chi phí lắp đặt cũng lớn hơn lò sấy dân dụng nhiều lần.
Kết luận
Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng vào công nghệ sấy khô nông sản như các loại lúa, ngô, trà, café, vv. Công nghệ sấy nông sản phổ biến nhất là công nghệ sấy lạnh , hoặc các phương pháp sấy nông sản áp dụng sử dụng nhiệt độ cao bằng máy sấy thăng hoa.
Có thể nói với những phương pháp sấy hiện đại kể trên, từng loại đều có những tính năng đặc biệt riêng đáp ứng phù hợp tùy theo mục đích và từng loại nông sản khác nhau. Vì vậy khi lựa chọn công nghệ, khách hàng cũng cần cân nhắc kỹ càng về các yếu tố và nhu cầu.