Hệ thống lò hơi trong các nhà máy sản xuất đóng vai trò rất quan trọng giúp các hoạt động sản xuất diễn ra ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên nếu muốn phát huy được hết hiệu quả, đảm bảo an toàn khi hoạt động của chúng những người điều khiển phải thực hiện các kỹ thuật vận hành lò hơi thật chuẩn xác. Để hiểu rõ hơn về quy trình và những yêu cầu cần đảm bảo khi vận hành lò hơi, hãy cùng Lò hơi Bách Khoa tham khảo bài viết sau đây nhé.

Khi vận hành, bên trong lò hơi sẽ có nhiệt độ và áp suất rất cao. Vì vậy, trong quá trình vận hành có thể sẽ xảy ra sự cố như hao hụt nhiên liệu, hiệu quả chuyển đổi nước sang hơi nóng thấp,…, hay thậm chí nguy hiểm hơn là nổ lò hơi. Vì vậy, việc vận hành đúng quy trình là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là quy trình vận hành nồi hơi – lò hơi cần được tuân thủ:

Lò hơi công nghiệp
Lò hơi công nghiệp

1. Kiểm tra lò hơi

Trước khi vận hành lò hơi, để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động, người vận hành cần kiểm tra các chi tiết như:

  • Tiến hành vệ sinh, dẹp bỏ những vật cản quanh khu vực lò hơi.
  • Kiểm tra điện nguồn có đủ pha và điện áp không, các CB đã đóng chưa.
  • Tiến hành kiểm tra nước trong bể chứa nước cấp có đủ không. Nếu thiếu thì phải bổ sung nước đầy đủ vào thùng.
  • Kiểm tra lượng chất đốt như: củi trấu, than đá, chất đốt khác xem có đủ để vận hành không.
  • Kiểm tra mực nước an toàn trong lò. Xả bớt hoặc bơm thêm nước vào để nước đạt đến mức giữa được đánh dấu trên ống thủy.
  • Kiểm tra và dọn dẹp xỉ trong lò cho thoáng.

Kiểm tra các thiết bị đo lường:

  • Kiểm tra tình trạng các van, các thiết bị phụ và dụng cụ đo. Van hơi chính phải ở trạng thái đóng.
  • Cần kiểm tra xem các loại van, bơm tay, bơm điện, bình cấp nước, bể chứa nước, hệ thống đường ống đã lắp đặt đúng cách và đã chắc chắn chưa. Đặc biệt là các van phải được đóng kín, và cũng phải đảm bảo tháo/mở dễ dàng. 
  • Các thiết bị đo lường và an toàn và lắp đúng kỹ thuật, xem vạch chỉ đỏ trên áp kế để xem áp suất làm việc tối đa là bao nhiêu, và xem vạch chỉ đỏ của ống thủy sáng hiển thị mức nước trung gian và mức nước cao nhất.
  • Chỉnh van an toàn đến áp suất phù hợp với quy định
  • Kiểm tra xem toàn bộ lò hơi có phần nào bị hư hỏng không, nếu có cần khắc phục ngay lập tức
  • Đảm bảo nguồn nước cấp cho lò hơi phải đủ dự trữ, đảm bảo nguyên liệu đốt phải đủ dự trữ và nguyên liệu này có phù hợp để đốt không.

2. Sấy lò và kiềm lò

Trước khi tiến hành vận hành lò hơi cần phải tiến hành sấy và kiểm lò để kiểm tra và vệ sinh dầu mỡ, cặn, rỉ sắt ở bên trong của lò hơi.

Tiến hành vận hành lò

Sau khi việc chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ và an toàn, chúng ta thực hiện vận hành lò hơi theo các bước sau:

3. Khởi động lò hơi

  • Bật nguồn điện cho tủ cấp điện chính
  • Cấp nhiên liệu đốt vào khoang đốt của lò hơi. Việc này có thể thực hiện bằng tay hay dây chuyền tự động.
  • Mở van khóa nước 2 chiều để cấp nước vào lò đến mức thấp nhất
  • Xả, hút hết nước đọng
  • Kiểm tra – đóng van cấp hơi chính
  • Mở van xả khí của lò hơi
  • Khởi động quạt hút khói để thổi hết khí đọng trong khoang đốt lò hơi ra
  • Khởi động bơm cấp nước
  • Mở van hệ thống ống tái tuần hoàn để làm mát bộ hâm nước
  • Nhóm lửa lò đốt
  • Khởi động quạt cấp khí
  • Tính toán để cấp nhiên liệu đốt phù hợp, không bị đứt quãng hay dư thừa
  • Khi áp suất hơi trong lò đạt 1 – 1,5 atm chuyển sang giai đoạn vận hành ổn định lò.

4. Vận hành ổn định lò

Sau khi khởi động lò hơi và các chỉ số hơi nóng đã ổn định, chúng ta tiến hành các bước sau để tiến hành quy trình vận hành ổn định:

  • Đóng van xả khí
  • Thông rửa ống thủy thường xuyên: Đóng van cấp nước lại và mở van đường hơi chính và van xả ống thủy để thông đường hơi. Sau đó đóng van đường hơi, mở van đường nước. Sau khi đã thông rửa cả 2 đường thì khóa van xả lại.
  • Mỗi ca làm việc phải xả đáy 1 lần
  • Đóng van tái tuần hòa tại bộ phận hâm nước,
  • Mở 1 phần nhỏ van cấp hơi để sấy mạng đường ống cấp nhiệt trước khi mở cấp hơi hoàn toàn.
  • Khi đã vận hành ổn định phải thường xuyên theo dõi các thiết bị đo lường: đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng hơi và có điều chỉnh phù hợp để duy trì các thông số hơi cấp ổn định theo đúng yêu cầu.
  • Theo dõi mức nước trong ống thủy và hoạt động của bộ phận cấp nước
  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nước trong bể chứa cấp lò hơi. Khi cần thiết phải bổ sung.

5. Ngừng lò

Tiến hành ngừng lò theo trình tự sau:

  • Đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách kênh van an toàn, giảm dần áp suất của lò xuống, nâng mức nước của lò đến cao nhất của ống thuỷ bằng cách thêm nước vào lò.
  • Ngừng cấp than và đóng cửa tro, cửa than lại, đóng bớt lá chắn khóí.
  • Cho lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi.

Việc tháo nước ra khỏi lò hơi để vệ sinh phải có sự đồng ý của người phụ trách nhà lò hơi và chỉ được tháo nước khi áp suất hơi bằng 0kg/cm và nhiệt độ nước lò 70 đến 80˚C, đồng thời thực hiện kênh van an toàn lên từ từ.

Lắp đặt lò hơi tầng sôi
Lắp đặt lò hơi tầng sôi

Một số lưu ý khi vận hành lò hơi

Để đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành và thiết bị lò hơi, các cá nhân tổ chức phải tuân thủ đầy đủ các quy định TCVN. Ngoài ra, phải tuân theo quy trình về an toàn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực và lò hơi hiện hành. Dịch vụ vận hành lò hơi đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, có giấy phép vận hành lò hơi, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn và đặc biệt các thiết bị phải được các cơ quan chức năng kiểm tra khám nghiệm và cấp phép sử dụng.

Trong quá trinh vận hành lò hơi cần lưu ý một số điều sau:

  • Trong quá trình vận hành lò hơi không được để cạn nước.
  • Tuyệt đối không bơm nước vào lò hơi khi đang đốt.
  • Không được phép đưa các lò hơi chưa được đăng kiểm hoặc không có đủ dụng cụ, thiết bị, cơ cấu an toàn vào vận hành.
  • Khi còn áp suất, cấm hàn, sửa chữa lò hơi và các bộ phận chịu áp lực.
  • Đảm bảo thực hiện các chế độ bảo dưỡng, tu sửa và khám nghiệm theo đúng quy trình định kỳ cứ 1 tháng vận hành 1 lần. Từ 3 đến 6 tháng vận hành phải sửa chữa toàn diện, kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò.
  • Ngừng vận hành ngay nếu có xuất hiện các hiện tượng hư hỏng đột xuất có có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng: áp suất trong lò hơi tăng quá mức cho phép, các cơ cấu an toàn không hoàn hảo, các bộ phận chịu áp lực chính của lò hơi có vết nứt, phồng, vv.

Trên đây là nhưng thông tin chi tiết về quy trình vận hành lò hơi cũng như những yêu cầu cần đảm bảo. Lò hơi Bách Khoa hi vọng những thông tin đó hữu ích với bạn.

Khi có nhu cầu về lò hơi và các dịch vụ đi kèm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua holine để được tư vấn nhanh nhất.